10 BÍ QUYẾT HỌC TỐT MÔN TOÁN
Bí quyết 1)
Xác định
toán học là môn quan trọng nhất.
Muốn học tốt các môn khác như Lý – Hóa – Sinh -
Anh – Văn…các em phải học tốt môn Toán. Vì sao vậy? Học tốt toán ta sẽ tư duy một
vấn đề được đặt ra ngay trong suy nghĩ mà không cần giấy bút những khía cạnh
xoay quanh vấn đề đó. Hơn thế chúng ta biết cách sắp xếp các khía cạnh đó theo
một logic hợp lý để truyền đạt lại cho đối tượng cần biết.
Bí quyết 2)
Học
sao để hiệu quả?
Học không phải ngồi hàng giờ trên
bàn học để lấy thành tích về thời gian. Đừng cố ép mình
khi mình không muốn học. Những lúc ấy
hãy lựa chọn một trong 2 phương án:
Một là, Giúp đỡ cha mẹ việc nhà những
công việc mình có khả năng. Hai là, lựa chọn hình
thức giải trí hợp lý nhất. Tránh những
hình thức giải trí vô bổ, mất nhiều thời gian và gây
nghiện.
Bí quyết 3)
Làm
sao để ham học?
Hãy biết tận dụng những lúc mình đang hứng nhếch, đó là
khi:
-
Một sự xấu hổ vì bị bạn bè chê là mình học kém.
-
Một sự xấu hổ khi được gọi lên bảng mà không làm
được bài hay làm sai.
-
Một sự cạnh tranh với một người bạn nào đó.
-
Hay học vì một thành tích tương xứng với một phần
thưởng mà ai đó hứa với mình.
Bí quyết 4)
Phải
giành thời gian tự học.
Hãy tranh thủ tự học (thậm chí học trước chương
trình khi đã ôn luyện chắc chắn trong các thời gian nghỉ dài như nghỉ Tết, nghỉ
hè). Trong thời gian này chúng ta tự đọc lý thuyết SGK sau đó cố gắng làm hết tất
cả các bài tập có trong SGK. Làm xong hãy đối chiếu với sách bài tập hay sách
giải. Vì sách bài tập và sách giải như những người thầy giúp chúng ta tự đánh
giá, thậm chí học được nhiều phương pháp giải toán, phương pháp trình bày từ
đó.
Nếu các bạn đi học ở trường, học thêm nhà cô, học
trung tâm…học rất nhiều sẽ mệt mỏi, hết quỹ thời gian và không còn thời gian tự
học thì đó sẽ là một thảm họa.
Bí quyết 5)
Phải
biết tự luyện tập và mở rộng kiến thức không ngừng.
Các kỳ kiểm tra 15’ , 45’ , học kỳ, cuối kỳ và thi
ĐH&CĐ luôn là những kiến thức mở
rộng từ SGK. Chính vì vậy chúng
ta muốn đạt kết quả cao thì phải chọn 2 giải pháp;
ü
Tự tìm
tài liệu và học ở nhà:
Chúng ta tự mua sách tham khảo, học liệu video…và
tự học ở nhà.
-
Ưu điểm: Tiết kiệm được chi phí.
-
Nhược điểm: Học không có tính hệ thống (hay thì
học, khó một tí thì lại bỏ) và không có cảm hứng, động lực học nhiều.
-
Chú ý: Tài liệu rất tốt cho tự học nhưng phải biết
lựa chọn phù hợp. Tốt nhất mỗi chuyên đề chỉ cần một tài liệu, trong đó có
phương pháp giải toán, các ví dụ, các bài tập rèn luyện và kết quả. Tránh mua
tài liệu một cách ồ ạt kiểu “đẽo cày giữa đường”, vì thực chất các tài liệu
không khác nhau nhiều.
ü
Tìm đến
trung tâm bồi dưỡng kiến thức, kết hợp tự học:
Giải pháp này được xem là hợp lý. Song phải cố gắng
thực hiện đúng các khâu: Tham khảo học phí, xem xét năng lực giáo viên, kết hợp
tự học ở nhà.
-
Ưu điểm: Học theo một hệ thống nhất định. Được
phát các tài liệu kèm theo bài học để tự luyện ở nhà và lại được giáo viên tận
tình giúp đỡ. Giáo viên cũng sẽ là người tạo động lực học cho bản thân các em.
-
Chú ý: Tránh học quá nhiều nơi, vừa tốn kém chi
phí, thời gian lại không kịp rèn luyện và có thời gian tự học ở nhà. Nếu các em
theo học một nơi hãy yêu cầu giáo viên giảng kĩ và hỏi bất cứ điều gì chưa hiểu
về bài học. Tránh tình trạng “tiền mất, tật mang” khi không cải thiện được năng
lực cũng như hứng thú.
Bí quyết 6)
Luôn
luôn biết đặt mục tiêu cho mình, dù là nhỏ nhoi.
Hãy tạm bỏ qua những mục đích cao siêu kiểu như học
tập để xây dựng đất nước, để đền đáp công lao cho mẹ, để tương lai sau này…
Hãy cụ thể hóa thành những mục đích bé hơn:
-
Bạn ấy học ngang mình, sao bạn ấy học tốt phần
này thế nhỉ. Mình phải cố.
-
Để lên bảng, làm đúng bài tập khi xung phong, để
bạn bè khâm phục. Mình phải cố.
-
Lần này kiểm tra vào phần này, muốn đạt điểm
cao. Mình phải cố.
-
Bạn ấy rất mến mình. Mình cũng mến bạn ấy. Mình
phải học giỏi. Mình phải cố….
Bí quyết 7)
Vấn đề
gặp “bài dễ” và “bài khó”.
Khi gặp bài dễ chúng ta không nên chủ quan bỏ qua
mà hãy làm nó, trình bày nó một lần thật chi tiết.
Còn khi gặp bài khó:
- Hãy
cố gắng đọc kỹ đề bài.
- Liên
tưởng đến các phương pháp đã được biết liên quan đến dạng bài tập này.
- Hãy
nháp ra giấy những phương pháp được cho là khả thi.
- Cuối
cùng nếu vẫn chưa giải quyết được bài toán, hãy mở lời giải và đọc kỹ.
- Hoặc
đem đến hỏi bạn bè, thầy cố giúp đỡ.
- Tuy
nhiên, khoảng một tuần sau lại lấy bài tập đó hay dạng bài tập đó ra làm lại một
lần nữa cho nhớ. Cứ như vậy ta sẽ nhớ được rất lâu.
Bí quyết 8)
Không
ngừng sưu tầm các bài tập hay từ nhiều nguồn.
- Đề
thi đại học qua các năm.
- Đề
thi thử, đề kiểm tra của các trường qua các năm.
- Sưu
tầm qua bạn bè (bạn nhờ mình giải hộ).
- Sưu
tầm qua internet (Facebook ở các group, page hay qua forum về môn Toán).
Bí quyết 9)
Hành
trang học tập.
- Giấy
nháp là công cụ không thể thiếu khi học các môn. Hãy nghĩ rằng: Vở nháp là những
cái của mình, còn vở ghi là những
cái của người ta. Đương nhiên cái của mình thì mình
lưu giữ được rất lâu, xem lại,
lục lại khi cần thiết.
- Lên
thời gian biểu: Học Toán, học các môn khác. Học đại hay học hình. Học kiến thức
SGK hay học kiến thức nâng cao. Bài tập trên lớp hay bài tập ở trung tâm…Tất cả
phải được thể hiện trên thời gian biểu. Điều này rất tốt, vì chúng ta phân chia
hợp lý và không bị quên. Sau này trưởng thành đi làm mình cũng lên kế hoạch rõ
ràng.
Bí quyết 10)
Hãy
luôn phấn đấu không ngừng nghỉ.
Hãy nghĩ rằng: Mình chưa làm
được điều gì xứng đáng thì không nên đòi hỏi ở người khác
những phần thưởng không thuộc
về mình.
- Sẽ
nói không với các vụ ăn chè, ăn KFC…khi mình chưa giúp bạn làm các bài tập bạn
nhờ.
- Từ
chối những món quà của người thân khi chưa có thành tích xứng đáng.
- Trước
mỗi kỳ thi, không nên mua sắm nhiều đồ đạc mới cũng như thay đổi quá nhiều.
CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG !
=============Hết=============
Trịnh Hào Quang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét