Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Nhìn nhận tích cực về facebook...

Hiện nay có rất nhiều mạng xã hội có chức năng tương tự như facebook. Thậm chí có nhiều mạng xã hội là sản phẩm của Việt Nam rất thân thiện. Song Facebook vẫn là số 1 bởi cách tạo tài khoản, cách bố trí giao diện và các tính năng sử dụng tương đối đơn giản. Khi một trào lưu được rất nhiều người dùng hưởng ứng tất sẽ sinh ra nhiều vấn đề phiền toái và tiêu cực (điều này nhiều trang báo đề cập rất rõ), tuy nhiên ở lứa tuổi học trò....Thay vì các em dùng facebook đăng những câu status vớ vẩn, vô bổ các em có thể sử dụng nick facebook đó tham gia học tập cùng nhiều giáo viên, cùng bạn bè thông qua các page và các group nổi tiếng...

Riêng với môn Toán, khi giao lưu trên facebook tất nhiên các bạn phải sử dụng đến cách viết các công thức nếu chưa biết sử dụng mathtype đánh công thức và chụp lại, các bạn có thể sử dụng hệ thống các ký hiệu sau để thể hiện các bài toán hay các cách giải khi tham gia học tập. Sau đây là hệ thống các công thức Toán đó:

λ π ∆ Ω ≠ ≈ ≡ ∞ ø µ ² ³ α β γ δ ε Π φ ω Ф ρ ± ≤ ≥ ∑ ∫ ← → ↔ ↓ ↑ ↨ ÷ ∧ ∨ ∩ ∪ ∀∃∈∉ ƒ
Và các kí tự siêu đặc biệt:
- Chỉ số trên: ⁰ ¹ ² ³ ⁴ ⁵ ⁶ ⁷ ⁸ ⁹ ⁿ
- Chỉ số dưới: ₀ ₁ ₂ ₃ ₄ ₅ ₆ ₇ ₈ ₉
- Phân số: ¼ ½ ¾ ⅓ ⅔ ⅕ ⅖ ⅘ ⅙ ⅚ ⅛ ⅜ ⅝ ⅞
- Căn bậc 2: √
- Căn bậc 3: ∛
- Căn bậc 4: ∜
- Đánh số cho pt ①②③④⑤⑥
1/ Tổng trở:
Z = √[(R + r)² + (Zl - Zc)²]
2/ Công suất:
P = U²(R + r)/[(R + r)² + (Zl - Zc)²]
3/ φ = φu - φi:
tanφ = (Zl - Zc)/(R + r)
4/ Hệ số công suất:
cosφ = (R + r)/√[(R + r)² + (Zl - Zc)²]
Một số ký hiệu khác: ± ∞ ≠ ∆ ∀ ≡ ∂ ∅ ω ⋮ π □ ⇔ µ ∑ ε σ τ

Không có nhận xét nào: