Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Hình Oxy - Dữ kiện như một manh mối!

Đề bài: Câu hỏi của bạn Hương Anh hỏi trên facebook Trợ Giúp Toán Học)
Trong mặt phẳng với hệ trục toạ độ Oxy,
cho tam giác ABC có góc $A = {135^0}$ trực tâm H(0; -10), đường cao kẻ từ B có phương trình 3x+y+10=0, trung điểm cạnh BC là $M\left( {\dfrac{1}{2}; - \dfrac{3}{2}} \right)$ và B có tung độ âm. Tìm tọa độ các đỉnh A,B,C?
Giải:
Gọi A', C' lần lượt là chân đường vuông góc hạ từ A và C.
$\begin{array}{l}
Coi\,B\left( {b; - 3b - 10} \right),\left( {\,b >  - \dfrac{{10}}{3}} \right)\\
 \Rightarrow C\left( {1 - b;3b + 7} \right).\,\\
Do\,\widehat {BAC} = {135^0} \Rightarrow \widehat {BAC'} = {45^0}\\
 \Rightarrow \widehat {C'BA} = {45^0}.\,\\
Do\,\widehat {CC'B} = \widehat {BA'C} = {90^0}
\end{array}$

Đọc tiếp

Mỗi ngày một tính chất hình Oxy.

Đề bài: (Câu hỏi của bạn Dung Nguyễn hỏi trên facebook Trợ Giúp Toán Học)
Trong mặt phẳng với hệ trục toạ độ Oxy, cho hình thang ABCD
vuông ở A và D, có diện tích bằng 50. Đỉnh C(2;5), AD=3BC. Biết rằng đường thẳng AB đi qua điểm $M\left( { - \frac{1}{2};0} \right)$,
đường thẳng AD đi qua điểm N(-3;5). Viết phương trình đường thẳng AB, biết đường thẳng AB không song song với các trục toạ độ.
Giải:
Do AB không song song với các trục toạ độ nên:
$\begin{array}{l}
Coi\,AB:y = k\left( {x + \dfrac{1}{2}} \right)\left( {k \ne 0} \right)\\
 \Leftrightarrow AB:2kx - 2y + k = 0\\
Do\,AD \bot AB \Rightarrow \,AD:y =  - \dfrac{1}{k}\left( {x + 3} \right) + 5\\
 \Leftrightarrow AD:x + ky - 5k + 3 = 0
\end{array}$

Đọc tiếp

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

SỬ DỤNG BĐT CAUCHY-SCHWARZ CHỨNG MINH BĐT VÀ TÌM MIN,MAX

Kiến thức căn bản:
Bất đẳng thức Cauchy-Schwarz được phát biểu như sau:
- Với hai bộ số thực bất kì $\left( {{a}_{1}},{{a}_{2}},..{{a}_{n}} \right)$và $\left( {{b}_{1}},{{b}_{2}},...,{{b}_{n}} \right)$ta có:
$\left( a_{1}^{2}+a_{2}^{2}+...+a_{n}^{2} \right)\left( b_{1}^{2}+b_{2}^{2}+...+b_{n}^{2} \right)\ge {{\left( {{a}_{1}}{{b}_{1}}+{{a}_{2}}{{b}_{2}}+...+{{a}_{n}}{{b}_{n}} \right)}^{2}}$(*)
Đẳng thức xảy ra$\Leftrightarrow \dfrac{{{a}_{1}}}{{{b}_{1}}}=\dfrac{{{a}_{2}}}{{{b}_{2}}}=...=\dfrac{{{a}_{n}}}{{{b}_{n}}}$
- Với n = 2, ta có:
Nếu a, b, x, y là các số thực, thì: $\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}} \right)\left( {{x}^{2}}+{{y}^{2}} \right)\ge {{\left( ax+by \right)}^{2}}$
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $\dfrac{a}{x}=\dfrac{b}{y}$
- Với n = 3, ta có:
Nếu a, b, c, x, y, z là các số thực, thì: $\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}} \right)\left( {{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}} \right)\ge {{\left( ax+by+cz \right)}^{2}}$
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $\dfrac{a}{x}=\dfrac{b}{y}=\dfrac{c}{z}$
Các ví dụ minh hoạ
Ví dụ 1: $Cho\,a,b,c > 0.\,\,CMR:\,\dfrac{{{a^2}}}{{b + 3c}} + \dfrac{{{b^2}}}{{c + 3a}} + \dfrac{{{c^2}}}{{a + 3b}} \ge \dfrac{{a + b + c}}{4}$
Đọc tiếp

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Sử dụng PP đánh giá giải HPT.

Đề bài: (Câu hỏi của bạn Anh Xuân hỏi trên facebook Trợ Giúp Toán Học)
Giải hệ phương trình: $\left\{ \begin{array}{l}
{\left( {x - 1} \right)^2} + {y^2} = \sqrt[3]{{x\left( {2x + 1} \right)}}\,\,(1)\,\,\\
3{x^2} - x + \dfrac{1}{2} = y\sqrt {{x^2} + x} \,\,\,\,\,\,\,(2)
\end{array} \right.$
Giải:
Điều kiện: $\left\{ \begin{array}{l}
x\left( {x + 1} \right) > 0\\
y > 0
\end{array} \right.$
$\begin{array}{l}
(2) \Leftrightarrow 6{x^2} - 2x + 1 = 2y\sqrt {{x^2} + x} \mathop  \le \limits^{Cauchy} {x^2} + {y^2} + x \Leftrightarrow {y^2} \ge 5{x^2} - 3x + 1\\
(1) \Leftrightarrow {\left( {x - 1} \right)^2} + {y^2} = \sqrt[3]{{x\left( {2x + 1} \right)}} = \sqrt[3]{{1.2x.\dfrac{{2x + 1}}{2}}}\mathop  \le \limits^{Cauchy} \dfrac{{2x + 1 + \dfrac{{2x + 1}}{2}}}{3} = x + \dfrac{1}{2}\\
 \Rightarrow {\left( {x - 1} \right)^2} + 5{x^2} - 3x + 1 \le {\left( {x - 1} \right)^2} + {y^2} \le x + \dfrac{1}{2} \Leftrightarrow 6{x^2} - 5x + 2 \le x + \dfrac{1}{2} \Leftrightarrow {\left( {2x - 1} \right)^2} \le 0\\
 \Leftrightarrow x = \dfrac{1}{2} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x = \dfrac{1}{2}\\
y = \sqrt {{x^2} + x}  = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}
\end{array} \right. \Rightarrow S = \left\{ {\dfrac{1}{2};\dfrac{{\sqrt 3 }}{2}} \right\}
\end{array}$

Hình học không gian kết hợp...

Đề bài: (Câu hỏi của bạn Vi Hồ hỏi trên facebook Trợ Giúp Toán Học)
Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác cân AB=AC=a, góc ABC= α. Tất cả các cạnh bên của hình chóp đều tạo với mặt đáy một góc 30 độ. Một mặt phẳng (P) đi qua BC và tạo với mặt đáy góc 15 độ cắt đoạn SA tại M. Tính diện tích của tam giác MBC.
Giải:
Gọi H là chân đường vuông góc hạ từ đỉnh S của hình chóp.
$ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
\widehat {\left( {SA,(ABC)} \right)} = \widehat {\left( {SA,AH} \right)} = \widehat {SAH} = {30^0}\\
\widehat {\left( {SB,(ABC)} \right)} = \widehat {\left( {SB,BH} \right)} = \widehat {SBH} = {30^0}\\
\widehat {\left( {SC,(ABC)} \right)} = \widehat {\left( {SC,CH} \right)} = \widehat {SCH} = {30^0}
\end{array} \right.$
Khi đó $\Delta SHA = \Delta SHB = \Delta SHC\left( {g - c - g} \right)$
$\Rightarrow HA = HB = HC$
$\Rightarrow$ H là tâm đường tròn ngoại tiếp $\Delta ABC$
$\Rightarrow H \in $ đường trung trực AN của BC.

Đọc tiếp

Phép đếm + phương trình tổ hợp.

Đề bài: (Câu hỏi của bạn Phụ Huynh Tý Quậy hỏi trên facebook Trợ Giúp Toán Học)
Trên các cạnh AB, BC, CD, DA của hình vuông ABCD lần lượt lấy 1, 2, 3 và n điểm phân biệt khác A, B, C, D. Tìm n, biết số tam giác có 3 đỉnh từ n+6 điểm đã cho là 439.
Giải:
Có tất cả n+6 điểm mà cứ 3 điểm bất kỳ lập thành một tam giác nên ta có thể có tất cả: $C_{n + 6}^3$ tam giác.
Tuy nhiên trong số n+6 điểm này có những điểm cùng nằm trên một cạnh của hình vuông (nghĩa là thẳng hàng) thì sẽ không tạo thành tam giác. Bởi vậy ta phải loại bớt những "tam giác suy biến" này.
Số tam giác suy biến chỉ xuất hiện trên cạnh nào có từ 3 điểm trở lên nên chúng có: $C_n^3 + 1$ tam giác.
Vậy số tam giác thoả mãn là: $C_{n + 6}^3 - \left( {C_n^3 + 1} \right)$
$\begin{array}{l}
C_{n + 6}^3 - \left( {C_n^3 + 1} \right) = 439 \Leftrightarrow C_{n + 6}^3 - C_n^3 = 440 \Leftrightarrow \dfrac{{\left( {n + 6} \right)\left( {n + 5} \right)\left( {n + 4} \right)}}{6} - \dfrac{{n\left( {n - 1} \right)\left( {n - 2} \right)}}{6} = 440\\
 \Leftrightarrow \left( {{n^3} + 15{n^2} + 74n + 120} \right) - \left( {{n^3} - 3{n^2} + 2n} \right) = 2640 \Leftrightarrow {n^2} + 4n - 140 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
n = 10\left( {t/m} \right)\\
n =  - 14 < 0
\end{array} \right.
\end{array}$
Vậy trên cạnh AD có 10 điểm thoả mãn.



Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Lạ mà quen...

Đề bài: (Câu hỏi của bạn Vân Jksw hỏi trên facebook Trợ Giúp Toán Học)
Cho hàm số ${y = \dfrac{{{x^2} - 2mx + m + 2}}{{x + 1}}}$ Tìm m để: ${\dfrac{{{y_{max}}}}{{{x_{min}}}} + \dfrac{{{y_{min}}}}{{{x_{max}}}} = 4}$
Giải:
Trên tập xác định của hàm số thì các cực trị của hàm số chính là GTLN và GTNN của hàm số.
Hoành độ các cực trị của hàm số là nghiệm của phương trình:
$y' = 0 \Leftrightarrow g\left( x \right) = {x^2} + 2x - 3m - 2 = 0.\,\,\exists {x_{min}},\,{x_{max}} \Leftrightarrow {{\Delta '}_g} > 0 \Leftrightarrow m >  - 1\left( * \right).$
Ta xét bổ đề sau: Nếu ${f\left( x \right) = \dfrac{{u\left( x \right)}}{{v\left( x \right)}}\& \left\{ \begin{array}{l}
f'\left( {{x_0}} \right) = 0\\
v\left( {{x_0}} \right) \ne 0
\end{array} \right. \Rightarrow f\left( {{x_0}} \right) = \dfrac{{u'\left( {{x_0}} \right)}}{{v'\left( {{x_0}} \right)}}}.$

Đọc tiếp

Khi Hình Oxyz cũng khó như Hình Oxy.

Đề bài: (Câu hỏi của bạn Phương Anh hỏi trên facebook Trợ Giúp Toán Học)
Trong không gian với hệ tọa độ vuông góc $Oxyz$ , cho mặt cầu $\left( S \right):{x^2} + {y^2} + {z^2} - 2x - 4y + 6z - 13 = 0 $ và đường thẳng $d:\dfrac{{x + 1}}{1} = \dfrac{{y + 2}}{1} = \dfrac{{z - 1}}{1}$. Xác định tọa độ điểm M trên đường thẳng $d$ sao cho từ M có thể kẻ được 3 tiếp tuyến $MA, MB, MC$ đến mặt cầu $(S)$ ( $A, B, C$ là các tiếp điểm ). Sao cho $\widehat {AMB} = {60^0};\,\widehat {BMC} = {90^0};\,\,\widehat {CMA} = {120^0}$ .
Giải:
Gọi $O$ là tâm mặt cầu. Do $A,B,C$ là các tiếp điểm kẻ từ $M$ đến mặt cầu nên ta có:

$MA=MB=MC=a$. và $A,B,C$ nội tiệp một đường tròn .
Từ GT $\Rightarrow AB=a, BC=a\sqrt{2},AC=a\sqrt{3}$
Khi đó tam giác $ABC$ vuông tại B.
Gọi H, K là trung điểm AC và AB. Ta có:
$\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
AB \bot MK\\
AB \bot HK
\end{array} \right. \Rightarrow AB \bot MH\\
MH \bot AC \Rightarrow MH \bot (ABC)
\end{array}.$
Khi đó M,H,O thẳng hàng. MC là tiếp tuyến nên $MC\perp OC$
Khi đó $CH=a\dfrac{\sqrt{3}}{2}, OC=R=\sqrt{27}$

Đọc tiếp

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

Khi Bất Đẳng Thức "len lỏi" vào Hình Không Gian.

Đề bài: (Câu hỏi của bạn Đào Hoa Anh hỏi trên facebook Trợ Giúp Toán Học)
Cho hình chóp S.ABC có SA=x, BC=y. Các cạnh còn lại đều bằng 1. Với giá trị nào của x,y thì thể tích hình chóp S.ABC đạt GTLN?
Giải:
$\begin{array}{l}
 \bullet \,Coi\,M \in BC\,\& \,MB = MC\\
 \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
MB = MC\\
AB = AC = 1
\end{array} \right. \Rightarrow AM \bot BC\left( 1 \right)\\
\& \left\{ \begin{array}{l}
MB = MC\\
SB = SC = 1
\end{array} \right. \Rightarrow SM \bot BC\left( 2 \right)\\
 \Rightarrow BC \bot \left( {SAM} \right)\left( {Do\,(1)\& (2)} \right)
\end{array}.$

Đọc tiếp

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Hỗn hợp = PT mũ + PT tổ hợp + Khai triển Newton.

Đề bài: (Câu hỏi của bạn Trần Phạm Tuyên hỏi trên facebook Trợ Giúp Toán Học)
Cho khai triển ${P\left( x \right) = {{\left( {{2^x} + {2^{\frac{1}{2} - x}}} \right)}^n}}.$ Tìm x biết. Tổng hai số hạng thứ 3 và thứ 5 là 135 còn tổng 3 hệ số của 3 số hạng cuối là 22.
Giải:

Đọc tiếp

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Sử dụng tính đơn điệu của hàm số mũ chứng minh BĐT

Đề bài: (Câu hỏi của bạn Đào Hoa Anh hỏi trên facebook Trợ Giúp Toán Học)
$Cho\,\left\{ \begin{array}{l}
a,b \ge 0\\
x > y > 0
\end{array} \right..\,\,CMR:\,\,{\left( {{a^x} + {b^x}} \right)^{\dfrac{1}{x}}} \le {\left( {{a^y} + {b^y}} \right)^{\dfrac{1}{y}}}.$
Giải:
Với a=0 và b=0 thì Bất đẳng thức luôn đúng.
- Không mất tính tổng quát, giả sử $0 < a \le b \Rightarrow 0 < \dfrac{a}{b} \le 1.$
$\Rightarrow 0 < {\left( {\dfrac{a}{b}} \right)^x} \le {\left( {\dfrac{a}{b}} \right)^y} \Leftrightarrow 1 + {\left( {\dfrac{a}{b}} \right)^x} \le 1 + {\left( {\dfrac{a}{b}} \right)^y} \Leftrightarrow {\left[ {1 + {{\left( {\dfrac{a}{b}} \right)}^x}} \right]^{\dfrac{1}{y}}} \le {\left[ {1 + {{\left( {\dfrac{a}{b}} \right)}^y}} \right]^{\dfrac{1}{y}}}\left( 1 \right).$
Đọc tiếp

Sử dụng phép biến hình, tìm quỹ tích.

Đề bài: (Câu hỏi của bạn Dương Minh hỏi trên facebook Trợ Giúp Toán Học)
Trên đoạn AD cố định, dựng hình bình hành ABCD sao cho$\dfrac{{AC}}{{AD}} = \dfrac{{BD}}{{BA}}.$ Tìm quỹ tích điểm C của hình bình hành.
Giải:
$\begin{array}{l}
Coi\,\left\{ \begin{array}{l}
A \equiv O\left( {0;0} \right)\\
AD \equiv Ox\& D\left( {1;0} \right)\\
B\left( {x;y} \right)
\end{array} \right.\\
 \Rightarrow C\left( {x + 1;y} \right).\,Do\,\dfrac{{AC}}{{AD}} = \dfrac{{BD}}{{BA}}\\
 \Rightarrow \sqrt {{{\left( {x + 1} \right)}^2} + {y^2}} .\sqrt {{x^2} + {y^2}}  = \sqrt {{{\left( {x - 1} \right)}^2} + {y^2}} \\
 \Leftrightarrow {x^2}{\left( {x + 1} \right)^2} + {x^2}{y^2} + {y^2}{\left( {x + 1} \right)^2} + {y^4} = {\left( {x - 1} \right)^2} + {y^2}\\
 \Leftrightarrow {\left( {x + 1} \right)^2}\left( {{x^2} + {y^2}} \right) + {y^2}\left( {{x^2} + {y^2}} \right) = {\left( {x - 1} \right)^2} + {y^2}\\
 \Leftrightarrow \left( {{x^2} + {y^2}} \right)\left( {{x^2} + {y^2} + 2x + 1} \right) = {x^2} + {y^2} - 2x + 1\\
 \Leftrightarrow \left( {{x^2} + {y^2}} \right)\left( {{x^2} + {y^2} + 2x} \right) =  - 2x + 1\\
 \Leftrightarrow \left( {{x^2} + {y^2} + 1} \right)\left( {{x^2} + {y^2} + 2x} \right) - \left( {{x^2} + {y^2} + 2x} \right) = 1 - 2x\\
 \Leftrightarrow \left( {{x^2} + {y^2} + 1} \right)\left( {{x^2} + {y^2} + 2x} \right) - \left( {{x^2} + {y^2} + 1} \right) = 0
\end{array}.$

Đọc tiếp

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Đại số hoá hình học...

Đề bài: (Câu hỏi của bạn Mã Mã hỏi trên facebook Trợ Giúp Toán Học)
Cho tứ diện P.ABC trong đó PA, PB, PC đôi một vuông góc.
$\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
S = {S_{ABC}};{S_1} = {S_{PAB}}\\
{S_2} = {S_{PBC}};{S_3} = {S_{PCA}}
\end{array} \right.\,\\
Max{\mkern 1mu} M = \dfrac{{S_1^2}}{{{S^2} + S_1^2}} + \dfrac{{S_2^2}}{{{S^2} + S_2^2}} + \dfrac{{S_3^2}}{{{S^2} + S_3^2}} = ?
\end{array}.$
Giải:

Đọc tiếp

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Linh hoạt khi vận dụng BĐT Cauchy

Đề bài: (Câu hỏi của bạn Tiến Nguyễn hỏi trên facebook Trợ Giúp Toán Học)
${Cho\,\left\{ \begin{array}{l}
a,bc > 0\\
a + b + c = 1
\end{array} \right..\,Max\,P = \dfrac{{bc}}{{\sqrt {a + bc} }} + \dfrac{{ca}}{{\sqrt {b + ca} }} + \dfrac{{ab}}{{\sqrt {c + ab} }} = ?}.$
Giải:

Đọc tiếp

Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

Dùng yếu tố hình học làm đơn giản bài toán

Đề bài: (Câu hỏi của bạn Đỗ Đại Học hỏi trên facebook Trợ Giúp Toán Học)
Cho đường tròn (C) có phương trình ${x^2} + {y^2} = 8.$Viết PT chính tắc của elip (E). Biết (E) có độ dài trục lớn bằng 8 và (E) cắt (C) tại 4 điểm lập thành một hình vuông.
Giải:
Nhận xét: (C) và (E) đều nhận gốc toạ độ O làm tâm đối xứng nên nếu (C) cắt (E) tại 4 điểm phân biệt lập thành hình vuông ABCD thì O cũng chính là tâm của ABCD. Ta có:

Đọc tiếp

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Mỗi ngày một tính chất hình Oxy.

Đề bài: (Câu hỏi của bạn Lan Ốc hỏi trên facebook Trợ Giúp Toán Học)
Con lại làm phiền thầy rùi ạ!
Trong mặt phẳng với hệ trục toạ độ Oxy, cho tam giác ABC có
d: 2x-y-3=0 là đường phân giác trong góc A.biết:
B1(-6,0), C1(-4.4) lần lượt là hình chiếu vuông góc của B, C
lên AC, AB. Tìm tọa độ điểm A,B,C.
Giải:
Trước hết các con hãy nhớ rằng: 
Nếu đề bài cho phương trình của phân giác trong thì chúng ta 
luôn luôn nghĩ ra phương pháp LẤY ĐỐI XỨNG điểm qua phân 
giác đó. Bởi lẽ phương pháp nầy dựa trên bài toán nhỏ là
"Ảnh của mỗi điểm nằm trên cạnh này qua phép lấy đối xứng trục là đường phân giác trong luôn nằm trên cạnh kia".
Gọi M, N là lượt là các điểm đối xứng của B1 và C1 qua phân giác d.

Đọc tiếp

Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

Cùng bước 2 chân sẽ không lạc nhịp...

Đề bài: (Câu hỏi của bạn Nhái Bén hỏi trên facebook Trợ Giúp Toán Học)
Giải hệ phương trình: $\left\{ \begin{array}{l}
x - 4\sqrt {x - 1}  + y - \frac{{2\left( {{y^2} + 24} \right)}}{{2{y^2} - 1}} = 0\left( 1 \right)\\
\sqrt {5x + y - 5}  + \sqrt {1 - x + y}  = 6\left( 2 \right)
\end{array} \right.$
Giải:

Đọc tiếp