Trong mặt phẳng với hệ trục toạ độ Oxy,
cho tam giác ABC cân tại A nội tiếp đường tròn T tâm I(0,5). Đường AI cắt đường tròn tại M(5,0) (M khác A). Đường cao đi qua C cắt đường tròn T tại N(-17/5; -6/5) (N khác C). Tìm toạ độ các đỉnh A,B,C biết hoành độ điểm B lớn hơn 0.
Giải:
Do I là trung điểm của đường kính AM nên ta dễ dàng có được A(-5;10). Và ta có tam giác BMN cân ở B.
* Phát hiện điểm mấu chốt của bài toán:
Do ABC cân ở A nên AM là đường trung trực của BC, khi đó: MB=MC(1). Gọi H là trực tâm của tam giác ABC.
$\ BH \bot AC;\,MC \bot AC \Rightarrow BH//MC\left( 2 \right)\,\,\,\,.$
$\ CH \bot AB;\,MB \bot AB \Rightarrow CH//MB\left( 3 \right).$
Từ (1), (2) và (3) ta thấy BMCH là hình thoi.
Nên CB là phân giác góc NCM, khi đó sđc BN = sđc BM.
Do đó BMN cân ở B.
Gọi K là trung điểm của MN ta có $\ BK \bot MN\left( 4 \right).$
Mà tam giác IMN cân ở I nên ta cũng có $\ IK \bot MN\left( 5 \right).$
Từ (4) và (5) ta được: B,K,I thẳng hàng hay BI vuông góc MN.
* Tìm toạ độ của B và C:
Dễ thấy phương trình đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là: $\ \left( C \right):{x^2} + {\left( {y - 5} \right)^2} = 50.$
Do BI vuông góc với MN nên dễ lập được phương trình của BI là: $\ 7x + y - 5 = 0.$
Do B là giao của BI với (C) nên: $\ 7x + y - 5 = 0;\,\,{x^2} + {\left( {y - 5} \right)^2} = 50\left( {x > 0} \right)\,\, \Rightarrow B\left( {1; - 2} \right).$
Vì C là điểm đối xứng của B qua AM mà AM. Ta thấy PT của AM và BC (qua B nhận AM làm vtpt) lần lượt là:
$\ x - y - 3 = 0\,\,\& \,\,x + y - 5 = 0.$ Khi đó toạ độ trung điểm của BC là (4;1). Do đó dễ thấy toạ độ của C là C(7;4)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét