Trong mặt phẳng với hệ trục toạ độ Oxy, cho tam giác ABC có phương trình đường phân giác trong góc A và phân giác ngoài góc B lần lượt là x=2 và x+y+7=0. I(-1/2;1), J(2;1) lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp và nội tiếp của tam giác ABC. Tìm toạ độ của A,B,C.
Giải:
Do tính chất: "Phân giác trong và phân giác ngoài của cùng một góc vuông góc với nhau" nên ta có:
\ \begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} {\overrightarrow n _{BJ}} = \left( {1; - 1} \right)\\ J\left( {2;1} \right) \in BJ \end{array} \right. \Rightarrow BJ:x - y - 1 = 0\\ \Rightarrow B = BJ \cap x + y + 7 = 0 \Rightarrow B\left( { - 3; - 4} \right)\\ \Rightarrow R = BI = \frac{{5\sqrt 5 }}{2}\\ \Rightarrow \left( {ABC} \right):{\left( {x + \frac{1}{2}} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = \frac{{125}}{4}\\ \Rightarrow A\left( {{x_A};{y_A}} \right):\left\{ \begin{array}{l} {\left( {{x_A} + \frac{1}{2}} \right)^2} + {\left( {{y_A} - 1} \right)^2} = \frac{{125}}{4}\\ {x_A} = 2 \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} A\left( {2;6} \right)\\ A\left( {2; - 4} \right) \end{array} \right. \end{array}.
Gọi A' là điểm đối xứng của A qua phân giác trong BJ, khi đó ta dễ chứng minh được A' thuộc BC ( A' là điểm đối xứng của A qua phân giác trong BJ thì tam giác ABA' cân ở B nên BJ là phân giác của góc ABA', mà BJ lại là phân giác của ABC, do đó B, A', C thẳng hàng).
- Nếu A(2;6):
\begin{array}{l} A'\left( {a;b} \right) \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} \left( {1;1} \right) = {\overrightarrow u _{BJ}} \bot \overrightarrow {AA'} = \left( {a - 2;b - 6} \right)\\ \left( {\frac{{a + 2}}{2};\frac{{b + 6}}{2}} \right) \in BJ \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} a - 2 + b - 6 = 0\\ \frac{{a + 2}}{2} - \frac{{b + 6}}{2} - 1 = 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow A'\left( {7;1} \right)\\ \Rightarrow A'B \equiv BC:x - 2y - 5 = 0 \Rightarrow C\left( {{x_C};{y_C}} \right):\left\{ \begin{array}{l} {\left( {{x_C} + \frac{1}{2}} \right)^2} + {\left( {{y_C} - 1} \right)^2} = \frac{{125}}{4}\\ {x_C} - 2{y_C} - 5 = 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} C\left( {0;5} \right)\\ C\left( { - 3; - 4} \right)\left( {L \equiv B} \right) \end{array} \right. \end{array}
- Nếu A(2;-4):
\begin{array}{l} A'\left( {c;d} \right) \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} \left( {1;1} \right) = {\overrightarrow u _{BJ}} \bot \overrightarrow {AA'} = \left( {c - 2;d + 4} \right)\\ \left( {\frac{{c + 2}}{2};\frac{{d - 4}}{2}} \right) \in BJ \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} c + d + 2 = 0\\ \frac{{c + 2}}{2} - \frac{{d - 4}}{2} - 1 = 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow A'\left( { - 3;1} \right)\\ \Rightarrow A'B \equiv BC:x = - 3 \Rightarrow C\left( {{x_C};{y_C}} \right):\left\{ \begin{array}{l} {\left( {{x_C} + \frac{1}{2}} \right)^2} + {\left( {{y_C} - 1} \right)^2} = \frac{{125}}{4}\\ x = - 3 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} C\left( { - 3;6} \right)\\ C\left( { - 3; - 4} \right)\left( {L \equiv B} \right) \end{array} \right. \end{array}
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét